091 770 1899

CÔNG TY TNHH ROSAKI VIỆT NAM
Trụ sở: 405 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Nhà máy: KCN Thanh Oai, Thanh Oai, Hà Nội
Hotline: 091 770 1899


GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hiện nay, các công trình nhà ở có sân thượng không mái che thì có tới trên 90% bị hiện tượng thấm dột, ẩm mốc, nứt bề mặt. Nguyên nhân là do chất lượng thi công cũng như sự ảnh hưởng, tác động của điều kiện khí hậu, môi trường làm cho sân thượng xuống cấp, hư hỏng. Vậy đâu là cách chống thấm sân thượng hiệu quả. Hãy cùng sơn Rosaki tìm hiểu về cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé.

 

Sân thượng bị thấm có những dấu hiệu gì?

Ngày nay, đa số các chủ đầu tư thường thực hiện bước chống thấm sân thượng ngay từ trong quá trình xây dựng để tránh hiện tượng thấm sau khi ngôi nhà đã đi vào sử dụng. Tuy nhiên, với những công trình nhà ở cũ, tình trạng thấm sàn sân thượng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng toàn bộ công trình nhà, còn gây mất thẩm mỹ. 

Sân thượng bị thấm với những dấu hiệu sau:

  • Bề mặt sân thượng bị nứt hở với các kích thước khác nhau: chân chim, nứt to.
  • Sàn sân thượng bị xói mòn lớp đá, vữa, bị nghiêng, lún làm gạch lát sân bị phồng rộp, vỡ.
  • Mặt sàn sân thượng có hiện tượng sủi bong bóng nhỏ khi có mưa.
  • Mặt sàn sân thượng có hiện tượng ứ đọng nước, rong rêu chuyển màu đen
  • Bề mặt trần, tường nơi cổ trần dưới sân thượng có hiện tượng ẩm mốc, ố vàng, mốc đen, nước thấm chảy gây mùi hôi khó chịu, không gian bí bách, ngột ngạt.

Việc tách bạch các dấu hiện trên chỉ để làm rõ: nếu bề mặt sân thượng có một trong những dấu hiện trên là cảnh báo sân thượng nhà bạn đang có hiện tượng thấm dột. Còn trên thực tế, đa số các trường hợp sân thượng thấm dột đều có rất nhiều dấu triệu. Theo chia sẻ của anh N.V.A - Ninh Bình: “sân thượng nhà anh bị phồng rộp gạch lát nền, tại các mạch giữa các viên gạch lát bị nứt, rỗng. Một góc sân trần bị trũng xuống. Cổ trần, bề mặt trần dưới sân thượng bị mốc từng mảng, trời mưa tường thường bị thấm ướt nguyên 1 mảng tường.”

 Thấm sân thượng do đâu?

Với những dấu hiệu nhận biết trên, bạn hoàn toàn có thể xác định được việc rằng: sân thượng nhà bạn đã bị thấm. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột sân thượng:

+ Thứ nhất: Thấm dột do công trình nhà ở đã cũ, lâu năm.

Đây là điều dễ hiểu bởi các ngôi nhà ở cũ, lâu năm thường sẽ xuống cấp, hư hỏng. Đồng nghĩa với đó là bề mặt sân thượng cũng sẽ bị xuống cấp theo. Kết cấu bề mặt sàn sân thượng không còn chắc chắn, bị sụt lún làm nước mưa ứ đọng. Lâu ngày, nước thấm sâu vào mạch công trình, phá vỡ kết cấu bên trong gây nứt, dột.

Công trình nhà ở lâu năm, bề mặt sân thượng lại bị tác động trực tiếp bởi các tác nhân môi trường như mưa, nắng. Qua thời gian, làm xói mòn lớp bảo vệ bề mặt sân thượng, làm co giãn khối bê tông. Từ đó tạo các khe nứt khiến nước mưa thấm sâu vào bên trong gây ra tình trạng thấm dột sân thượng.

Ngoài ra, đối với các công trình lâu năm thì kỹ thuật thi công cũng như nguyên vật liệu chống thấm tại những thời điểm đó khá đơn giản. Thầu thợ chưa có sự am hiểu và kỹ thuật nhiều dẫn tới chất lượng thi công chống thấm sân thượng chưa đúng, chuẩn. Bề mặt sân thượng không đảm bảo. Và tình trạng thấm dột sân thượng  là điều tất yếu.

+ Thứ 2: Sân thượng thấm dột là do kỹ thuật thi công không đảm bảo.

Kỹ thuật thi công chống thấm sân thượng ẩu, không đảm bảo chất lượng. Ngay cả quá trình đổ trần bê tông không đảm bảo về kết cấu thép lún, theo đan sàn bê tông không đạt yêu cầu dẫn đến việc nước ngấm qua dễ dàng.

Thấm dột qua các khe nối giữa trần cũ và trần mới

Trần nhà bị rò rỉ, nấm mốc và rạn nứt do nước thấm xuống từ đường ống nước, nhà vệ sinh tầng trên thông qua sàn bê tông. Thậm chí việc xây dựng các bể nước lọc trên sân thượng cũng là 1 yếu tố gây thấm dột qua thời gian.

Chọn các nguyên vật liệu không đảm bảo đúng chất lượng về yêu cầu chống thấm sàn sân thượng, giảm bớt nguyên vật liệu trong quá trình thi công cũng là một yếu tố gây thấm sàn sân thượng.

Tác hại của hiện tượng thấm dột sàn sân thượng

Từ những dấu hiệu nhận biết hiện tượng sân thượng nhà bạn bị thấm dột có thể thấy ngay được những tác hại của nó gây ra. 

+ Thứ 1: Thấm dột sàn sân thượng khiến ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng. 

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng công trình nhà bạn bị xuống cấp nhanh. Bạn hình dung toàn bộ hệ thống trần nhà bị thấm ướt lan xuống cổ trần và 4 bức tường xung quanh. Nó phá vỡ kết cấu bền chặt của khối bê tông, tường nhà bạn. Tình trạng các mảng vữa tường bị bở, bong tróc, bị nứt, lún xảy ra. Cổ trần bị yếu có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho công trình và gia chủ. 

+ Thứ 2: Thấm dột sàn nhà gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà.

Đây là tác hại dễ dàng nhận thấy nhất khi sân thượng bị thấm dột. Các vết rạn nứt, ố vàng, ẩm mốc, rêu mốc khiến trần và tường nhà bạn thiếu đi tính thẩm mỹ. 

Theo chia sẻ của chị V.X.K - Ninh Bình: “góc trần bị thấm dột lan xuống 2 bức tường liền kề, khu vực đó lúc nào cũng bị loang lổ màu, mốc rêu đen. Dù nhà mình sơn đi sơn lại nhiều lần rồi, dùng cả sơn chống thấm, vá lại cổ trần rồi mà không ăn thua. Nên cảm giác nhà cửa lúc nào cũng bẩn, mùi ẩm mốc rất khó chịu”

+ Thứ 3: Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ điện.

Tình trạng ẩm ướt trần, tường nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn mang theo mối nguy hiểm khôn lường về cháy nổ, chạm chập điện. Dù là đường điện âm tường hay đường điện nổi, khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt, lâu ngày dễ gây hiện tượng chập, truyền dẫn điện gây nguy hiểm cho gia chủ. Nhẹ hơn thì hiện tượng chạm chập đó làm giảm độ bền, gây cháy nổ các vật dụng điện tử trong nhà. 

+ Thứ 4: Ảnh hướng đến sức khỏe và sinh hoạt của gia chủ

Sống trong một môi trường ngột ngạt, bí bách bởi mùi ẩm mốc lâu ngày dễ sinh ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt, ẩm ướt là môi trường thuận lợi để sản sinh các vi khuẩn, ký sinh trùng, ruồi muỗi gây các bệnh về truyền nhiễm.

Khi trần bị thấm dột, vết nứt lớn sẽ gây hiện tượng dột khi trời mưa lớn. Điều đó ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia chủ. “Cứ mỗi khi mưa, toàn bộ một góc tường bị ẩm, nếu vào dịp mưa bão dài ngày thì nó dột, chảy hẳn xuống sàn nhà. Cứ phải để 1 đống khăn ở đó để ngăn chảy ra nhà. Chả khác nào ngày xưa ở nhà mái ngói” - đó là chia sẻ của bà H.T.Y - Mỹ hào, Hưng Yên

+ Thứ 5: Làm giảm giá trị ngôi nhà bạn.

Điều này hoàn toàn chính xác cho một ngôi nhà bị xuống cấp vì trần nhà bị thấm dột, nứt. Các mảng rêu mốc bám xung quanh tường.  Cùng một thời điểm, cùng một vị trí địa lý thì giá của một ngôi nhà đẹp bao giờ cũng được giá hơn so với một ngôi “xấu xí”. 

Giải pháp chống thấm sân thượng hiệu quả.

Để việc sơn chống thấm sàn sân thượng hiệu quả thì nên sử dụng biện pháp chống thấm ngay trong quá trình xây dựng. Ngoài ra cần chọn cho mình những sản phẩm sơn chống thấm chất lượng đến từ những thương hiệu nổi tiếng.

Riêng đối với những công trình cũ, để chống thấm sân thượng có rất nhiều cách, tùy thuộc vào sự lựa chọn cũng như điều kiện kinh tế của từng gia đình. Bạn có thể lợp mái toàn bộ sân thượng hay sử dụng sơn chống thấm sàn. 

+ Phương án lợp mái toàn bộ sân thượng: mái lợp thường bằng tôn, tấm fibro hay ngói ta. Với phương án này, gia chủ có thể tận dụng sân thượng trở thành không gian thư giãn, nghỉ ngơi của gia đình, sân chơi cho trẻ em hay sân phơi quần áo, khu vực kho chứa đồ. Hiệu quả chống thấm tuyệt đối. Tuy nhiên, với phương án này, chi phí thường khá tốn kém. 

+ Phương án sử dụng sơn chống thấm sàn: Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sơn nước, các sản phẩm sơn chống thấm, sơn chống thấm sân thượng ra đời với hiệu quả ưu việt. Sản phẩm rất đa dạng và phong phú với nhiều mức giá phụ thuộc vào thương hiệu của sản phẩm.

Quá trình sơn chống thấm sàn, cần phải làm sạch bề mặt sân thượng, loại bỏ rêu mốc, bê tông dư thừa; làm kín các khu vực nứt sao cho bề mặt sân thượng nhẵn, bằng phẳng, sạch sẽ. Sau đó tiến hành bả để bề mặt bằng phẳng, mịn. Tiếp đến tiến hành sơn lót. Đợi khi lớp sơn lót khô mới tiến hành sơn phủ lớp sơn chống thấm sân thượng. 

Phương pháp này được đánh giá rất cao về hiệu quả. Tuy nhiên, ngược lại thì chi phí thường tốn kém. Kỹ thuật thi công chống thấm sân thượng cần cẩn thận, kỹ lưỡng, đúng quy trình và quy định của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng công trình.

+ Một lựa chọn tối ưu hiện nay, đang được rất nhiều người sử dụng chống thấm sân thượng cho ngôi nhà của mình là sản phẩm chống thấm sàn 2 thành phần Rosaki. Sản phẩm là sự kết hợp giữa keo nguyên chất chống thấm sàn với vữa rót gốc xi măng bù co ngót. Những đặc tính nổi trội của sản phẩm chống thấm 2 thành phần:

+ Vữa rót gốc xi măng bù co ngót có độ nóng chảy tuyệt đối. Ổn định kích thước  tốt, cường độ cao, không tách nước, không bị ăn mòn. Kháng va đập và dung động. Vữa này có tính chống thấm cực kì hiệu quả, ngăn chặn không cho các vết nứt bề mặt xuất hiện, ngăn những thẩm thấu từ nguồn nước không có khả năng tiếp xúc được vào bên trong cấu trúc của bê tông. Đồng thời, nó có tính chống ăn mòn cao, rót tự chảy, có khả năng tự san bằng trong thời gian ngắn, không co ngót. 

Với những đặc điểm đó, vữa rót gốc xi măng bù co ngót giữ vai trò quan trọng cho mọi công trình. Thường được ứng dụng rót vữa các công trình: nền móng máy, bệ đường ray, trụ cột các kết cấu đúc sẵn, định vị bu lông, gối cầu, các lỗ hổng, khe hở, hốc tường, sửa chữa bê tông. Đặc biệt là ứng dụng trong thi công chống thấm dột cho nhà dân.

+ Keo nguyên chất chống thấm sàn với thành phần chính là nhũ tương Bitum. Nhũ tương bitum chống thấm được cấu tạo từ gốc bitum nhựa, có độ dẻo và dính cao. Kháng axit và kháng kiềm cao. Khả năng thẩm thấu sâu, hiệu quả chống thấm vượt trội cho bề mặt. Thường được ứng dụng chống thấm và bảo vệ cho các kết cấu nền móng, máng xối bê tông, dầm đế, tường chống, mố trụ, hố gom và hố thang máy. 

Sự kết hợp của 2 thành phần này tạo nên 1 sản phẩm chống thấm với hiệu quả vượt trội. Chống thấm cực tốt. Ổn định bề mặt cao. Khả năng chống chịu sự mài mòn cao. Chống lại sự ảnh hưởng của thời tiết lên bề mặt thi công.

Chính vì vậy mà sản phẩm chống thấm sàn 2 thành phần Rosaki được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thi công chống thấm sân thượng. Hiệu quả, an toàn. Chi phí thi công rẻ. Đặc biệt là khâu thi công đơn giản, dễ dàng. Không đòi hỏi kỹ thuật cao. Giúp gia chủ có thể tự thi công cho công trình của mình với những diện tích nhỏ như sàn nhà tắm hay góc sân thượng, sân thượng có diện tích nhỏ. 

Với những sản phẩm và cách thi công chống thấm sân thượng nêu trên, chắc hẳn mọi người đã chọn cho mình được một phương pháp chống thấm hiệu quả, hữu ích. 

Sau khi thi công chống thấm bề mặt sân thượng được 24h, có thể tiến hành thử khả năng chống nước của bề mặt. Sau đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của gia chủ có thể tiến hành lát gạch để tăng thêm độ chống nước cho bề mặt công trình. Trên cơ sở đó giúp tăng tuổi thọ cho căn nhà thêm vững chắc, bên lâu

 

 
Tin cùng loại

Sơn giả đá đa sắc: Giải pháp trang trí sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà

Sơn giả đá đa sắc mang đến vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng cho không gian sống mà không tốn quá nhiều chi phí như đá thật. Đặc biệt, với khả năng chống thấm, bền màu và dễ dàng thi công, sản phẩm giúp kiệm thời gian và chi phí mà vẫn tạo được ấn tượng thị giác mạnh mẽ.

Sơn Epoxy có cần sơn lót không?

Sơn epoxy được biết đến như một giải pháp hoàn hảo cho các bề mặt cần độ bền cao, chống mài mòn và khả năng kháng hóa chất vượt trội. Vậy sơn Epoxy có cần sơn lót không? Tham khảo ngay ý kiến của các chuyên gia về sơn Epoxy nhé!

Top 5 mẫu sân pickleball phối màu bắt mắt nhất hiện nay

Pickleball đang trở thành một môn thể thao hot-trend, thu hút mọi lứa tuổi bởi sự kết hợp giữa tính năng động và tính giải trí. Dưới đây là Top 5 mẫu sân pickleball được phối màu đẹp nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ qua!

Nên dùng sơn chống thấm 1 thành phần hay 2 thành phần

Hiểu rõ sự khác biệt giữa sơn chống thấm 1 thành phần và 2 thành phần sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu và kéo dài tuổi thọ cho công trình.