Lớp sơn giúp cho công trình tăng thêm tính thẩm mỹ và bảo vệ công trình bền lâu hơn. Bên cạnh việc chọn lựa màu sắc thì yếu tố liên quan đến độ bóng - mịn của màng sơn cũng khiến người tiêu dùng đắn đo suy nghĩ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sơn bóng và sơn mịn, từ đó đưa ra quyết định hợp lý nhất cho ngôi nhà của mình.
Sự khác biệt giữa sơn bóng và sơn mịn
1. Sơn bóng là gì?
Sơn bóng là loại sơn có bề mặt phản chiếu ánh sáng và mắt thường dễ dàng nhìn thấy lớp sơn có ánh lên một lớp bóng như phủ dầu.
Loại sơn này thường được sử dụng cho các bề mặt cần sự dễ lau chùi, chẳng hạn như nhà bếp, phòng tắm và những nơi có mật độ sử dụng cao, chịu nhiều tác động của thời tiết như bề mặt ngoại thất công trình.
Dễ lau chùi: Bề mặt bóng loáng giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, các vết bẩn và bụi bẩn không dễ bám dính và có thể lau sạch chỉ với một chiếc khăn ẩm.
Tăng độ sáng cho không gian: Sơn bóng phản chiếu ánh sáng, giúp không gian trông sáng hơn và rộng rãi hơn.
Độ bền cao: Lớp sơn bóng thường bền hơn, chịu được mài mòn và có khả năng chống thấm rất tốt.
Sơn bóng có độ bền cao, giúp bề mặt dễ vệ sinh, lau chùi
Dễ lộ khuyết điểm: Bề mặt bóng loáng sẽ dễ dàng làm lộ các vết nứt, vết xước hoặc các khuyết điểm nhỏ như tường gồ ghề, không mịn.
Khó thi công: Sơn bóng yêu cầu kỹ thuật thi công cao để đảm bảo lớp sơn đều và không bị lộ vết chổi hoặc vết lăn sơn.
2. Sơn mịn là gì?
Sơn mịn là loại sơn có bề mặt mịn màng, gần như hấp thụ hoàn toàn ánh sáng nên dù nhìn ở bất kỳ góc độ nào thì cũng không có ánh bóng trên bề mặt.
Sơn mịn thường tạo cảm giác mềm mại và ấm cúng cho không gian. Loại sơn này thường được sử dụng trong các phòng ngủ, phòng khách và những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Che khuyết điểm tốt: Sơn mịn có khả năng che phủ các khuyết điểm trên tường như vết nứt, vết xước nhỏ trên bề mặt.
Sơn mịn có khả năng che khuyết điểm rất tốt cho tường nhà
Thi công dễ dàng: Quá trình thi công sơn mịn thường dễ hơn so với sơn bóng, không đòi hỏi kỹ thuật cao và ít lộ vết chổi hoặc vết lăn sơn.
Khó lau chùi vết bẩn: Ở các khu vực hay bị bám bẩn thì không nên sử dụng sơn mịn vì dòng sơn này rất khó lau chùi vệ sinh.
Độ bền thấp: khả năng chống thấm và kháng kiềm của loại sơn này được đánh giá là thấp hơn so với sơn bóng.
3. Bảng tổng hợp các tiêu chí so sánh sơn bóng và sơn mịn
Tiêu chí
|
Sơn bóng
|
Sơn mịn
|
Thẩm mỹ và phong cách
|
Sơn bóng khi hoàn thiện sẽ cho màu sắc sắc nét và trung thực hơn, tạo hiệu ứng sáng bóng, hiện đại và sang trọng. Thích hợp cho những không gian cần tạo điểm nhấn hoặc muốn làm nổi bật các chi tiết kiến trúc. Ví dụ: nhà bếp, phòng tắm, hành lang, tường ngoại thất
|
Tạo cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp và tinh tế. Phù hợp với những không gian cần sự thoải mái, thư giãn như phòng ngủ, phòng khách.
|
Độ bền, khả năng chống muối, chống kiềm và khả năng chống thấm
|
Thường có độ bền cao hơn, chịu được mài mòn, chống muối và chống kiềm tốt hơn sơn mịn và có khả năng chống thấm tốt.
|
Độ bền thấp hơn sơn bóng, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt và không phù hợp với những khu vực tiếp xúc nhiều với nước.
|
Dễ dàng vệ sinh
|
Dễ dàng lau chùi, khả năng tự làm sạch, chống bám bẩn tốt, phù hợp với những khu vực dễ bám bẩn hoặc cần vệ sinh thường xuyên.
|
Dễ bám bẩn hơn và việc vệ sinh có thể khó khăn hơn, cần sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ để tránh làm hỏng bề mặt sơn.
|
Khả năng che phủ khuyết điểm
|
Bề mặt bóng loáng dễ lộ các khuyết điểm nhỏ trên tường như vết nứt, vết xước, tường gồ ghề không bằng phẳng
|
Có khả năng che phủ các khuyết điểm tốt hơn nhờ bề mặt không phản chiếu ánh sáng, giúp các khuyết điểm trở nên ít thấy hơn.
|
Chi phí và kỹ thuật thi công
|
Thường có giá cao hơn sơn mịn do công nghệ sản xuất và tính năng vượt trội. Kỹ thuật thi công cũng phức tạp hơn, yêu cầu tay nghề cao để đạt được bề mặt hoàn thiện tốt.
|
Giá thành thấp hơn và quá trình thi công dễ dàng hơn, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
|
4. Lời khuyên trong việc lựa chọn sơn bóng hay sơn mịn
Qua những tiêu chí phân tích ở trên, ta thấy sơn bóng có những tính chất quan trọng vượt trội hơn sơn mịn. Vậy nên nếu bạn cần một loại sơn có chất lượng cao, đảm bảo các yếu tố bền bỉ với môi trường thì nên lựa chọn sơn bóng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào, khu vực nào cũng phù hợp để dùng sơn bóng. Với những yêu cầu về thẩm mỹ đòi hỏi không có độ bóng tường thì bạn nên chọn sơn mịn.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho ngôi nhà của mình.
Thương hiệu sơn Rosaki hiện có đa dạng các sản phẩm sơn bóng và sơn mịn cho bề mặt tường nội thất, ngoại thất như:
-
Sơn siêu bóng nội thất tự sạch Nano và Sơn siêu bóng ngoại thất tự sạch Nano: là sản phẩm Best Seller của hãng được khách hàng lựa chọn rất nhiều cho công trình nhà ở và công cộng, có độ sáng bóng đẹp và đặc biệt công nghệ Nano giúp màng sơn bền bỉ, chống mài mòn và chống thấm cực tốt.
-
Sơn mịn nội thất màu bền đẹp và Sơn mịn ngoại thất bền màu kháng UV: Sản phẩm đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao về màu sắc và độ mịn hoàn hảo, che lấp các khuyết điểm của tường cực tốt, cùng với chất lượng đảm bảo.
Rosaki đa dạng các sản phẩm với chất lượng cao
Liên hệ với Sơn Rosaki để được tư vấn và đặt hàng sản phẩm chính hãng. Xem thêm các sản phẩm tại website: https://rosakipaint.com.vn/