091 770 1899

CÔNG TY TNHH ROSAKI VIỆT NAM
Trụ sở: 405 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Nhà máy: KCN Thanh Oai, Thanh Oai, Hà Nội
Hotline: 091 770 1899


CHỐNG THẤM SÀN VỮA RÓT GỐC XI MĂNG BÙ CO NGÓT ROSAKI

Trong bối cảnh phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương hiệu sơn nước tại Việt Nam thì sự ra đời của những sản phẩm mới, chuyên dụng cũng là điều tất yếu cho sự cạnh tranh đó. Sản phẩm chống thấm sàn không nằm ngoài xu hướng đó.

Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki là sản phẩm chống thấm sàn của thương hiệu sơn Rosaki. Mặc dù trình làng khá muộn, song với khả năng “đi tắt đón đầu”, khắc phục những hạn chế, yếu điểm của những dòng sản phẩm chống thấm sàn khác, Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki đang được sự tin tưởng và đánh giá cao về hiệu quả của người tiêu dùng.

1. Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki - chất lượng vượt trội.

Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki là sản phẩm chuyên dụng trong chống thấm sàn bê tông. Thành phần chính là xi măng, phụ gia (nhũ tương bitum) và 1 số cốt liệu khoáng.

Nhũ tương bitum chống thấm cấu tạo từ gốc bitum nhựa. Đặc tính là có độ dẻo và bám dính cao. Khả năng kháng kiềm, kháng axit và thẩm thấu cao. Hiệu quả chống thống bề mặt vượt trội. Với đặc tính này, nhũ tương bitum thường được ứng dụng trong chống thấm và bảo vệ các kết cấu nền móng, máng xối bê tông và dầm đế, mố trụ, tường chống, hô gom hay hố thang máy.

 

Sự kết hợp giữa nhũ tương bitum và xi măng cùng với một số cốt khoáng khác theo một công thực độc quyền, cải tiến vượt bậc tạo ra vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki. Sản phẩm có độ nóng chảy tuyệt đối. Cường độ cao và ổn định kích thước tốt. Không tách nước và không bị ăn mòn. Khả năng kháng va đập và rung động cao. Vữa này có tính chống thấm cực kì hiệu quả, ngăn không cho các vết nứt bề mặt xuất hiện cũng như những thẩm thấu từ nguồn nước không có khả năng tiếp xúc được vào bên trong cấu trúc của bê tông. Từ đó ngăn chặn, chống lại sự ảnh hưởng của thời tiết lên bề mặt công trình.

Vữa rót gốc xi măng bù co ngót của thương hiệu Rosaki được ứng dụng cao trong chống thấm và bảo vệ các kết cấu nền móng, bệ đường ray, trụ cột các kết cấu đúc sẵn, định vị bu lông, gối cầu, dầm đế, các lỗ hổng - khe hở - hốc tường, sửa chữa bê tông. Đặc biệt, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong thi công chống thấm dột cho nhà dân, đem lại hiệu quả rất cao. 

2.Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki - siêu chống thấm sàn

Với những ứng dụng trong chống thấm các công trình đặc thù trên, vữa rót  gốc xi măng bù co ngót Rosaki được nhiều thầu thợ ứng dụng trong chống thấm các công trình dân dụng, nhà ở. Đặc biệt, có hiệu quả rất cao trong chống thấm sàn bê tông, sân thượng, chống thấm sàn nhà vệ sinh. 

2.1. Chống thấm sàn sân thượng.

Hiện nay, đa phần các công trình nhà ở xây mới đều được ứng dụng chống thấm sân thượng ngay từ trong quá trình thi công. Tuy nhiên, theo khảo sát, thì có tới trên 90% các công trình nhà ở cũ có hiện tượng thấm dột sân thượng. Nguyên nhân được xác định là do chất lượng thi công không đảm bảo, không thực hiện kỹ thuật chống thấm sân thượng, do tác động của điều kiện khí hậu, môi trường cũng như sự bào mòn, xuống cấp theo thời gian. 

Sân thượng bị thấm dột thường có các dấu hiệu như: mặt sàn sân thượng bị rạn nứt chân chim, bị xói mòn lớp đá vữa. Mặt sàn bị nghiêng, lún, mọc rêu đen. Thường có hiện tượng ứ đọng nước trên bề mặt sàn sân thượng. Lớp gạch lát nền bị phồng rộp, vỡ. Đặt biệt, phần bề mặt trần dưới sàn sân thượng, cổ trần hay các bức tường giáp ranh có hiện tượng ẩm ướt, ố vàng, mốc đen, nước thấm chảy dột xuống sàn nhà. 

 

Hiện tượng thấm dột sàn nhà gây mất thẩm mỹ, tạo môi trường ẩm ướt, bí bách, hôi hám gây hại cho sức khỏe gia chủ. Không những thế, còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà ở, giảm giá trị căn nhà cũng như tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường cho người ở. 

Chính vì những yếu tố nguy hại trên, việc chống thấm sàn sân thượng là hết sức cần thiết và cấp bách. Tránh để kéo dài, hiện tượng ẩm ướt sẽ thấm sâu và phá vỡ kết cấu bê tông của sàn sân thượng cũng như kết cấu tường đỡ trần. 

Vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki đem lại hiệu quả rất cao, tuyệt đối chống thấm sân thượng. Cách thi công đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao, gia chủ có thể tự thực hiện với những diện tích mặt sàn nhỏ.

Để thực hiện chống thấm sàn sân thượng bằng vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki, cần đảm bảo các bước sau:

+ Bề mặt sân thượng: Đối với bề mặt sân thượng mới, đang trong quá trình xây dựng thì cần đảm bảo sạch sẽ, không tạp chất, không dính dầu mỡ. Đối với bề mặt sân thượng cũ cần tróc sạch các khu vực bong tróc, rêu mốc, lớp gạch bị phồng rộp, xói mòn. Đảm bảo không dính dầu mỡ. Tại các vị trí xói mòn, lún, rạn nứt cần trát bả để tạo bề mặt phẳng, lấp đầy các khoảng trống bên trong bề mặt. Vệ sinh sạch sẽ. Sau đó tưới ẩm bề mặt. 

+ Pha trộn tạo dung dịch vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki theo tỷ lệ 3:1:0,5 tức là: 15kg xi măng Rosaki với 5 lít phụ gia và 2 đến 3 lít nước. Sử dụng máy khuấy cầm tay đánh đều để tạo được một dung dịch vữa rót. Độ sệt có thể tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

+ Sau khi hoàn thành vệ sinh lớp bề mặt sân thượng và dung dịch vữa rót thì tiến hành thực hiện lớp sơn lót bề mặt. Đổ lớp vữa rót gốc xi măng lên bề mặt cần thi công. Sử dụng con lăn hay dụng cụ san phẳng chuyên dụng để cán đều lớp vữa rót. Cán đều đạt được một độ dày, phẳng nhất định. Sau đó để khô bề mặt tối thiểu 12 tiếng mới tiến hành sơn lớp 2. Lớp sơn thứ 2 thực hiện tương tự như lớp sơn lót 1.

+ Sau khi hoàn thành chống thấm mặt sàn bê tông sân thượng, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của gia chủ có thể lát gạch sân thượng. Vừa để tăng độ chống thấm tuyệt đối cho sân thượng, vừa tạo sân chơi, sân phơi cũng như không gian vui chơi, giải trí cho gia chủ.

2.2. Chống thấm sàn nhà vệ sinh.

Trong mỗi ngôi nhà, hệ thống công trình phụ có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cá nhân mỗi thành viên gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực dễ phát sinh hiện tượng ẩm mốc, ô nhiễm, đặc biệt là hiện tượng thấm sàn. 

Nguyên nhân được xác định bao gồm các yếu tố: Rò rỉ nước từ đường ống nước, vòi nước, bệ phốt; quá trình chống thấm sàn không đảm bảo; hệ thống thoát nước sàn không đúng kỹ thuật; vị trí mạch gạch nền bị bong, có kẽ hở làm cho nước bị  ngấm xuống sàn; đặc biệt, nền nhà vệ sinh thường xuyên bị tiếp xúc với nước, môi trường bí (do hay được đặt ở gầm cầu thang, sau nhà, không có cửa sổ) lâu ngày khiến sàn bị ẩm, thấm sàn. 

Nếu nhà vệ sinh tại khu vực tầng 1 thì mặt sàn thường xuyên có hiện tượng ướt, mùi hôi khó chịu, tại các khu vực kẽ hở hay bị côn trùng như giun, rết trú ẩn. Tường nhà vệ sinh hay bị rêu mốc nếu không lát gạch đá. 

Nhà vệ sinh tại các tầng trên, thì hiện tượng thấm nền thường có các dấu hiệu: sàn vệ sinh bị ẩm ướt, các khu vực kẽ hở mạch gạch, kẽ tường hay có giun, rết trú ẩn, tường nhà vệ sinh bị ẩm mốc. Đặc biệt, mặt trần nhà dưới sàn nhà vệ sinh có hiện tượng ẩm mốc, thấm dột, trần và tường nhà bị rêu mốc. Với tình trạng này, không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà mà đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của gia chủ. Về mặt phong thủy tài lộc, thấm dột nhà vệ sinh tầng trên xuống cũng ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì vậy, việc chống thấm sàn nhà vệ sinh vô cùng quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, trước khi chống thấm sàn nhà vệ sinh cần phải đánh giá kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trước khi chống thấm. Đây là điều kiện cơ bản để xử lý triệt để hiện tượng thấm sàn vệ sinh. Các vị trí cần kiểm tra như: 

+ Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Trong quá trình thi công không được đảm bảo, miệng cống là nơi nước sinh hoạt có thể ngấm qua và thấm vào mạch công trình.

+ Hệ thống đường ống nước: nếu bị rò rỉ, nứt vỡ thì cần sửa chữa, thay thế ngay. 

+ Mặt sàn nhà vệ sinh: kiểm tra độ dốc sàn thoát nước để xử lý lại trước khi tiến hành chống thấm

+ Bề mặt chống thấm ngoại thất khu vực tường nhà vệ sinh: Nước mưa có thể ngấm qua tường nhà vệ sinh. Lâu ngày, việc thấm này sẽ ngấm dần vào các mao mạch tường, nền nhà vệ sinh, gây phá vỡ hệ thống sàn bê tông nhà vệ sinh

Từ những kiểm tra trên nhằm đánh giá thực trạng cũng như nguyên nhân cốt lõi gây thấm sàn nhà vệ sinh, để giải quyết dứt điểm tình trạng thấm dột. Việc chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki cũng tương đối dễ dàng. Chỉ cần chú ý các quy trình thực hiện như sau:

+ Bề mặt nhà vệ sinh: Đối với bề mặt nhà vệ sinh mới cần đảm bảo sạch sẽ, bề mặt phẳng, không dính tạp chất, dầu mỡ. Đối với về mặt nhà vệ sinh cũ, cần loại bỏ hết lớp gạch lát nền cũ. Tại các vị trí cổ ống nước, cổ bệ xí cần vệ sinh sạch sẽ. Tạo lớp bề mặt sàn phẳng, có độ dốc đảm bảo thoát nước mặt sàn tốt. Không dính tạp chất, dầu mỡ, hóa chất.

+ Pha trộn dung dịch vữa rót gốc xi măng: thực hiện theo tỷ lệ 3:1:0,5. Tức là: 15kg xi măng Rosaki với 5 lít phụ gia và 2 đến 3 lít nước. Sử dụng máy khuấy cầm tay đánh đều để tạo được một dung dịch vữa rót. Độ sệt có thể tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

+ Sau khi hoàn thành vệ sinh bề mặt và dung dịch vữa rót thì tiến hành thực hiện đổ vữa rót lớp 1. Trước tiên, cần đổ vữa rót đầy các vị trí cổ ống nước, cổ ống nước thoát sàn, cổ bệ xí. Sau đó mới tiến hành đổ lớp vữa rót gốc xi măng lên bề mặt sàn. Sử dụng dụng cụ san phẳng chuyên dụng để cán đều lớp vữa rót. Cán đều đạt được một độ dày, phẳng nhất định. Sau đó để khô bề mặt tối thiểu 12 tiếng mới tiến hành đổ rót lần 2. Lần 2 thực hiện tương tự như lần 1. Cần lưu ý đảm bảo độ dốc sàn thoát nước.

 

+ Sau khi hoàn thành chống thấm mặt sàn đạt độ khô nhất định mới tiền hành lát gạch nền. Cần đảm bảo chít mạch gạch nền cũng như miệng ống thoát nước chuẩn, kín.

2.3 Ứng dụng các công trình dân dụng.

Đối với các công trình dân dụng như chống thấm, bảo vệ kết cấu nền móng, bệ đường ray, trụ cốt các kết cấu đúc sẵn…thì đặc biệt lưu ý là các khuôn cần đảm bảo chắc chắn, không lệch, hở. Đổ từ từ để lớp vữa rót được lấp đầy các khoảng trống mà không tạo khí bọt.

Hy vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc tham khảo và thi công chống thấm công trình của mình hiệu quả với vữa rót gốc xi măng bù co ngót Rosaki. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm cũng như mua hàng chính hãng, xin truy cập tại đây !

 

 

 

Tin cùng loại

Hướng dẫn cách sơn tường họa tiết kẻ sọc

Họa tiết sọc cổ điển không bao giờ lỗi mốt và có khả năng biến đổi không gian sống của bạn một cách tinh tế và mạnh mẽ. Dù bạn ưa thích sọc đen trắng, sọc dày hay mỏng, hay thậm chí là sọc nhiều màu, việc áp dụng chúng vào không gian sống chắc chắn sẽ mang lại một diện mạo mới mẻ và hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây, Rosaki sẽ mách bạn mẹo sơn tường họa tiết kẻ sọc một cách dễ dàng và chuẩn nét.

Bật mí: Cách chọn màu sơn nhà tạo không gian mát mẻ mùa hè

Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, khiến nhiều gia đình tìm cách làm mát cho ngôi nhà của mình. Trong số các giải pháp, việc lựa chọn màu sơn nhà đóng vai trò quan trọng trong việc tạo không gian sống mát mẻ, dễ chịu. Bài viết này, Rosaki mời bạn cùng khám phá ý nghĩa của màu sơn nhà và cách chúng ảnh hưởng đến việc giảm nhiệt độ trong nhà, cũng như gợi ý một số màu sơn lý tưởng giúp bạn chống chọi với cái nóng mùa hè.

Áp dụng quy tắc phối màu sơn 60:30:10 để tạo không gian hài hòa

Trong thiết kế nội thất, việc áp dụng các quy tắc phối màu sơn không chỉ đơn thuần là lựa chọn màu sắc yêu thích; nó còn là nghệ thuật tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Quy tắc 60:30:10 không chỉ là một công thức đơn giản, mà còn là một phương pháp khoa học giúp chúng ta tạo ra sự hài hòa và thống nhất trong không gian, thông qua việc phân chia tỷ lệ màu sắc một cách tinh tế.

Sơn tường nhà kẻ sọc cho không gian sống thêm sáng tạo

Sơn tường nhà kẻ sọc là một ý tưởng khá tuyệt vời để thêm một chút nghệ thuật cổ điển vào không gian sống của bạn. Với sự cẩn trọng trong việc lựa chọn màu sắc và kích thước của các dải sọc, bạn có thể tạo ra một không gian sống độc đáo và ấn tượng, đồng thời tận dụng tối đa hiệu ứng thị giác mà họa tiết này mang lại. Tuy nhiên để tạo nên một không gian đẹp và cân đối với họa tiết sọc đòi hỏi một số lưu ý khi kết hợp cùng nội thất và màu sắc.